2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sau khi hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa được xác lập, các bên đã xác định được giá khởi điểm, người bán hàng hóa (trong trường hợp bán đấu giá không thông qua trung gian) hoặc người tổ chức bán đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá thông qua trung gian) phải tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết để tổ chức thành công cuộc bán đấu giá, trong đó có việc thông báo, niêm yết đấu giá hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 196 Luật Thương mại 2005 thời hạn thông báo và niêm yết đấu giá hàng hoá quy định như sau:
+ Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 197 của Luật Thương mại 2005.
+ Trường hợp người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.
Mục đích của việc niêm yết và thông báo công khai này là để nhiều người muốn mua hàng hóa được biết đến và tham gia trả giá. Càng có nhiều người tham gia trả giá thì càng đảm bảo sự cạnh tranh có lợi cho người bán hàng.
Theo Điều 197 Luật Thương mại 2005, thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
+ Thời gian, địa điểm đấu giá;
+ Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
+ Tên, địa chỉ của người bán hàng;
+ Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa;
+ Giá khởi điểm;
+ Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá;
+ Địa điểm, thời gian trưng bày hàng hoá;
+ Địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ hàng hoá;
+ Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hoá.
Trong đó, việc xác định giá khởi điểm phải được tiến hành trước đó. Việc xác định giá khởi điểm được quy định tại Điều 194 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 194. Xác định giá khởi điểm
1. Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.
2. Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.”
Mức giá khởi điểm phải phù hợp với giá trị thực tế của hàng hóa bán đấu giá, không nên xác định mức giá khởi điểm quá cao sẽ làm cho người mua e ngại không muốn đặt giá. Cũng không nên xác định mức giá khởi điểm quá thấp làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bán hàng.
Các quy định về việc niêm yết và thông báo công khai đấu giá hàng hóa trong Luật Thương mại là tương đồng với các quy định về niêm yết việc đấu giá tài sản được quy định tại Điều 35 và thông báo công khai việc đấu giá tài sản được quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể như sau:
Về niêm yết việc đấu giá tài sản:
+ Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;
+ Các thông tin chính phải niêm yết bao gồm: Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá; Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá; Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá; Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước; Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá; Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá; Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;
Về thông báo công khai việc đấu giá tài sản:
+ Ngoài quy định về niêm yết việc đấu giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 35 của Luật Đấu giá tài sản 2016, đối với tài sản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên
+ Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53 của Luật Đấu giá tài sản 2016 thì tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá.
+ Thời gian thông báo công khai lần thứ hai ít nhất là 07 ngày làm việc đối với tài sản là động sản trước ngày mở cuộc đấu giá. Việc thông báo công khai quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản 2016 được thực hiện đồng thời với việc niêm yết đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Đấu giá tài sản 2016.
+ Nội dung thông báo công khai việc đấu giá tài sản bao gồm: Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá; Thời gian, địa điểm đấu giá tài sản; Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước; Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá.
+ Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc thông báo công khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản 2016 trong hồ sơ đấu giá.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh