2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định rõ trong Luật Thương mại 2005. Các bên trong hợp đồng phải tuân thủ các nghĩa vụ và trach nhiệm được quy định trong Luật Thương mại 2005. Trong quá trình thực hiện hợp đồng quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và có những nghĩa vụ cả hai bên đều phải nghiêm túc và thiện chí thực hiện. Vậy trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên bán có trách nhiệm gì? Và bên mua có quyền lợi hay nghĩa vụ gì hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định tại Điều 40 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.”
Từ quy định trên ta thấy, bên bán sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết của hàng hóa đó. Điều này có nghĩa là bên mua đã biết và chấp nhận những khuyết điểm của hàng hóa đó mà không có ý kiến hay thông báo với bên bán. Như vậy, mặc nhiên bên mua sẽ phải chịu những hậu quả do khuyết điểm đó mang lại mà không liên quan gì đến trách nhiệm của bên bán.
Còn trong trường hợp đang trong thời hạn khiếu nại bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khuyết điểm nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua hoặc ngay cả khi phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Đồng thời bên bán cũng phải chịu trách nhiệm về khuyết điểm của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu bên bán vi phạm hợp đồng dẫn đến những khuyết điểm đó. Thời điểm chuyển rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là xác định trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa, từ thời điểm nào nhũng hư hỏng mất mát đó được chuyển sang cho người mua. Rõ ràng khi bên bán vi phạm hợp đồng gây nên những khuyết điểm cho hàng hóa (Ví dụ: do bên bán chậm giao hàng nên dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng hàng hóa, khiến cho bên mua chậm giao hàng với đối tác khác) thì trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa khong phù hợp là điều không thế tránh khỏi.
Trong trường hợp bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán phải chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả của việc giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tại Điều 41 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc khắc phục trong trường hợp giao hàng không phù hợp với hợp đồng như sau:
“Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.”
Các bên có quyền thỏa thuận với nhau về biện pháp khắc phục trong trường hợp giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Trong trường hợp không có thỏa thuận, nếu bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. Như vậy, có nghĩa là bên bán chỉ có thể giao hàng thay thế hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa nếu bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng. Nếu bên bán giao hàng sau thời hạn giao hạn giao hàng thì sẽ không có cơ hội để khắc phục và xem như đã vi phạm hợp đồng. Mặt khác bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí phát sinh khi bên bán thực hiện việc khắc phục mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua.
Việc quy định trách nhiệm cũng như khắc phục trong việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng giúp cho các bên có định hướng cụ thể và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh