2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tại Điều 196 Luật Thương mại 2005 quy định, trước khi tiến hành bán đấu giá, chậm nhất là bảy ngày, người bán đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá. Mục đích của việc niêm yết và thông báo này là để nhiều người muốn mua hàng hóa được biết và tham gia trả giá. Tuy nhiên, nếu trường hợp người mua hàng nhận được hàng hóa không phù hợp với thông báo, niêm yết đã công khai trước đó thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Pháp luật thương mại quy định vấn đề này như thế nào?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định thế nào là hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết hay trong những trường hợp nào thì hàng hóa được xem là không phù hợp với thông báo, niêm yết.
Căn cứ theo quy định tại Điều 197 Luật Thương mại 2005 về nội dung thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa như sau:
“Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
1. Thời gian, địa điểm đấu giá;
2. Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
3. Tên, địa chỉ của người bán hàng;
4. Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa;
5. Giá khởi điểm;
6. Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá;
7. Địa điểm, thời gian trưng bày hàng hoá;
8. Địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ hàng hoá;
9. Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hoá.”
Ta có thể hiểu những hàng hóa không phù hợp về số lượng, chất lượng, danh mục hàng hóa; giá khởi điểm hàng hóa; những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa (như các thông số kĩ thuật, quy cách sử dụng, hạn sử dụng, …) được xem là những hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết.
Tại Điều 213 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết như sau:
“Điều 213. Trách nhiệm đối với hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 318 của Luật này, người mua hàng có quyền trả lại hàng hóa cho người tổ chức đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết.
2. Trường hợp người tổ chức đấu giá quy định tại khoản 1 Điều này không phải là người bán hàng và nội dung thông báo, niêm yết không phù hợp là do lỗi của người bán hàng thì người tổ chức đấu giá có quyền trả lại hàng hóa và yêu cầu người bán hàng bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, trong thời hạn khiếu nại theo quy định tại Điều 318 Luật Thương mại 2005:
+ Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
+ Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
+ Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Như vậy, người bán hàng hoá, tổ chức bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của hàng hoá bán đấu giá, trừ khi những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá bán đấu giá đã không được thông báo và cung cấp đầy đủ cho người mua hoặc những thông tin đó là sai sự thật.
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày giao hàng, người mua hàng có quyền trả lại hàng hoá cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hoá không đúng như đã thông báo.
Người tổ chức bán đấu giá (trong trường hợp không phải là người bán hàng hoá) có quyền trả lại hàng hóa cho người bán hàng hoá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu sự không phù hợp về nội dung thông báo, niêm yết liên quan đến cuộc bán đấu gia không phải do lỗi của người bán hàng hóa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh