2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sức mạnh thị trường được tạo nên bởi các doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền hoặc các doanh nghiệp thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh trên thị trường hoặc tập trung sức mạnh kinh tế khác nhau. Khi đã có sức mạnh thị trường, muốn củng cố vị trí của mình, doanh nghiệp đương nhiên phải tìm cách triệt tiêu đối thủ cạnh tranh, ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm năng khác, thậm chí là phá giá tùy tiện gây thiệt hại đến người tiêu dùng và xã hội. Do đó, vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh là vô cùng quan trọng, nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các doanh nghiệp không thao túng thị trường. Vậy trách nhiệm của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Luật Cạnh tranh hiện nay?
Căn cứ vào Điều 7 của Luật Cạnh tranh năm 2018, trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh bao gồm:
“Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.”
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 7 Luật Cạnh tranh 2004 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi bổ sung qua Luật Cạnh tranh 2018.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh thì quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có sự tham gia của nhiều cơ quan, trước hết đó là cơ quan có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và Ủy ban Nhân dân. Bên cạnh đó, còn có sự quản lý của cơ quan chuyên ngành.
Tại Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh được giao cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; trước đây Luật Cạnh tranh 2004 không quy định cụ thể cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh.
Theo quy đình tại Điều 7 Luật Cạnh tranh 2004 (đã hết hiệu lực) thì trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh được quy định là:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, ngày 31 tháng 7 năm 2007 hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương. Bộ Công thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, tức là cơ quan chức năng cao nhất chịu trách nhiệm về xử lý các vụ việc cạnh tranh, từ đây sẽ chi phối các hoạt động của cơ quan cấp dưới. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Ủy ban tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh ...
So với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 cũng hoàn thiện hơn về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh, qua đó giúp đơn giản, rút ngắn thời gian. Ngoài ra, phân biệt rõ ràng giữa các khâu, mỗi khâu gắn với trách nhiệm rõ ràng của các bên tham gia. Bên cạnh đo, quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch của hệ thống pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh