2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách, xây dựng khung pháp lý và tổ chức thực thi các biện pháp quản lý lâm nghiệp. Trong bối cảnh đó, Nghị định số 159/2024/NĐ-CP đã được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về tổ chức, hoạt động của lực lượng Kiểm lâm và và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Vậy Những điểm đáng chú ý của Nghị định số 159/2024/NĐ-CP là gì?. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề trên. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
- Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Nghị định số 159/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
- Nghị định số 01/2019/NĐ-CP quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Điều 4 Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp như sau:
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
5. Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.
6. Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.
Quy định trên thể hiện vai trò quan trọng của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp theo mục tiêu phát triển bền vững. Nhà nước không chỉ cam kết bảo đảm nguồn lực cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ mà còn khuyến khích xã hội hóa, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, việc ưu tiên giao rừng, giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với quyền lợi hợp tác, chia sẻ lợi ích từ rừng thể hiện sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa, truyền thống.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Nghị đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm; Kiểm lâm trung ương;... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2/2025. Trong đó, Nghị định số 159/2024/NĐ-CP có những điểm đáng chú ý sau:
Nghị định số 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đã hướng dẫn chi tiết nhiệm vụ của kiểm lâm như sau:
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
….
Theo đó, kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Thứ nhất, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi thi hành công vụ.
Thứ hai, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.
Thứ ba, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
Thứ tư, được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm tại: Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm được quy định như thế nào từ ngày 02/02/2025?
So sánh với quy định của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Nghị định số 159/2024/NĐ-CP có những điểm mới về tổ chức Kiểm lâm như sau:
Thứ nhất, quy định về định danh tổ chức Kiểm lâm các cấp như: Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Như vậy, việc bổ sung quy định về định danh tổ chức Kiểm lâm các cấp là cơ sở pháp lý tạo sự thống nhất giữa các địa phương, thống nhất thẩm quyền về bảo đảm chấp hành pháp luật của Kiểm lâm.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định về vai trò, chức năng của tổ chức Kiểm lâm các cấp. Cụ thể, Nghị định số 159/2024/NĐ-CP đã quy định như sau:
Về Tổ chức Kiểm lâm trung ương
Cục Kiểm lâm là tổ chức hành chính thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.
Căn cứ quy định trên, Cục Kiểm lâm là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có vai trò quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.
Về Tổ chức Kiểm lâm cấp tỉnh
Điều 9 Nghị định số 01/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 159/2024/NĐ-CP đã quy định tổ chức Kiểm lâm cấp tỉnh như sau:
Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Như vậy, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp đảm bảo sự thống nhất trong quản lý lâm nghiệp ở địa phương, tránh tình trạng phân tán hoặc chồng chéo chức năng với các cơ quan khác. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh còn có nhiệm vụ bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Về Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện
Hạt Kiểm lâm cấp huyện là tổ chức hành chính thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, giúp Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn huyện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Trong đó, Hạt Kiểm lâm cấp huyện có bộ phận giúp việc là Trạm Kiểm lâm. Việc quy định Trạm Kiểm lâm là bộ phận giúp việc cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện cho thấy cơ cấu tổ chức được phân cấp để đảm bảo triển khai các hoạt động kiểm soát rừng một cách chặt chẽ hơn tại từng khu vực.
Về Tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
Điều 11 Nghị định số 01/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 159/2024/NĐ-CP đã quy định về tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ như sau:
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Cục Kiểm lâm đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do Trung ương quản lý; thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý.
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ có bộ phận giúp việc là Trạm Kiểm lâm.
Căn cứ vào quy định trên, đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do Trung ương quản lý, tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là cơ quan trực thuộc Cục Kiểm lâm. Bên cạnh đó, đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý, tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là cơ quan trực thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, làm việc ngoài giờ không kể đêm hôm ngày nghỉ, lại thường xuyên bị chống đối hành hung nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Do vậy, cần có những quy định cụ thể về chính sách chế độ đối với Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng để động viên, khuyến khích nhằm thu hút người lao động bảo vệ rừng.
Để khắc phục vấn đề trên, Nghị định số 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đã bổ sung quy định về chế độ, chính sách với Kiểm lâm lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng như sau
Thứ nhất, bổ sung vào khoản 2 Điều 13 quy định về chế độ, chính sách của kiểm lâm
“2. Kiểm lâm trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ hy sinh, bị thương thì được cơ quan có thẩm quyền căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận là liệt sỹ, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại điểm g, điểm i khoản 1 Điều 14 và điểm g, điểm i khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.”.
Thứ hai, bổ sung khoản c vào sau khoản 2 Điều 16 về chế độ, chính sách của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
“c) Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị hy sinh, bị thương được hưởng chế độ, chính sách theo quy định Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.”.
Bạn không có thời gian để thực hiện hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh