2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật, pháp lệnh, nghị quyết đều thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Một trong những thủ tục quan trọng đánh dấu cho việc một văn bản quy phạm pháp luật chính thức được thông qua và công bố rộng rãi. Cần phải lưu ý rằng chủ thể có thẩm quyền ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết không đồng thời là chủ thể có thẩm quyền công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết. Vậy pháp luật hiện hành quy định ai có quyền công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết? Hãy gọi ngay cho dịch vụ luật sư của Luật Hoàng Anh để tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Luật có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp) và có phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Luật là các nguyên tắc Nhà nước quy định, là những quy chuẩn đạo đức tôn giáo hoặc những khuôn phép tập quán địa phương dựa vào ý chí của giai cấp thống trị hoặc quyền lợi của các tầng lớp xã hội cho phép hoặc cấm đoán những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau, cũng như việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc làm trái các quy định mà luật đặt ra. Theo đó, luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhưng điều chỉnh ở phạm vi hẹp, chỉ trong một lĩnh vực hoạt động, một ngành hoặc một giới. Ví dụ: Luật đất đai, Luật thuế, Luật xây dựng,...
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. Quy định những vấn đề mà Ủy ban thường vụ Quốc hội được Quốc hội giao. Pháp lệnh có đầy đủ những đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật như:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Biểu hiện của ý chí nhà nước
- Được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước và bắt buộc thi hành
- Là những quy tắc xử sự chung
Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định. Pháp luật quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân các cấp.
Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết là một thủ tục nhằm tuyên bố công khai một văn bản quy pháp phạm luật: luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi đã được thông qua để Nhân dân được biết và đưa vào thi hành.
Theo quy định này thì thẩm quyền công bô luật thuộc về Chủ tịch nước. Chủ tịch nước công bố luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được thông qua. Chi tiết điều luật tại Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như sau:
“Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật ban hành văn bản pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.”
Theo đó, chủ thể có thẩm quyền công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thương vụ Quốc hội đó là Tổng thư ký Quốc hội.
Khoản 1 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) về thời gian công bố luật, pháp lệnh như sau:
- Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua. Ngày thông qua luật, pháp lệnh là ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh.
- Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
- Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
Cũng theo khoản 2 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về thời gian công bố nghị quyết như sau:
- Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
- Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về thẩm quyền và thời gian công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh