2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bao giờ cũng tác động lên một hoặc một số đối tượng đến quyền và lợi ích của một hoặc một nhóm người nhất định. Nếu văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với thực tiễn thì có thể dẫn đến những khó khăn trong quá trình thực thi. Để hạn chế điều này, cần lấy ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng tác động. Vậy những đối tượng nào tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.”
Điều 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 6. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được phản biện xã hội thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội.
3. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản.”
Nếu như kết quả lấy ý kiến nhóm đối tượng tác động của văn bản cho thấy văn bản pháp luật phù hợp với tâm tư nguyện vọng lợi ích của đa số quần chúng nhân dân thì văn bản sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Niềm tin của nhân dân đối với chính quyền sẽ được củng cố. Ngược lại nếu văn bản pháp luật không phù hợp với lợi ích của một số nhóm nào đó thì quy trình lấy ý kiến văn bản là cơ hội để các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Từ đó tránh được hiện tượng người dân phản ứng khi lợi ích của họ bị ảnh hưởng dưới tác động của văn bản.
Đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực chủ động để người dân nghiên cứu thảo luận tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.
Phản biện xã hội là phản biện đối với hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, ở đó, quan hệ giữa các chủ thể - phản biện và được phản biện nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau: một bên là những thiết chế đại diện có trách nhiệm đưa ra các quyết định lãnh đạo, quản lý chung đối với xã hội, bên kia là các cá nhân công dân và các tổ chức của dân có mối liên hệ về quyền dân chủ, về quyền công dân và sự quan tâm đến lợi ích chung đã đứng ra nêu lên nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến về những vấn đề do các thiết chế thực thi quyền lực công đưa ra với mong muốn quyết định đó trở nên phù hợp hơn, khả thi hơn và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy đinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP) quy định cơ quan, tổ chức chủ trì có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh