2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Phiên họp Ủy ban nhân dân là hình thức hoạt động tập thể và chủ yếu nhất của Ủy ban nhân dân. Tại phiên họp, Ủy ban nhân dân biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Vậy việc triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này?
Điều 114 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân như sau:
“Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.
3. Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
4. Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.”
Triệu tập phiên họp là bước đầu tiên để bắt đầu một phiên họp. Người đứng đầu có quan, tổ chức sẽ quyết định về thời gian, địa điểm, hình thức, chương trình của phiên họp. Các thành viên của cơ quan, tổ chức và các khách mời có liên quan được mời đến phiên họp.
Theo quy định trên, việc triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân phải đảm bảo những quy định sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền triệu tập phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân, quyết định cụ thể thời gian họp, hình thức phiên họp, chương trình phiên họp, nội dung phiên họp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định về ngày họp, giờ họp. Thành viên của Ủy ban nhân dân và các khách mời có trách nhiệm tham gia đầy đủ và đến đúng thời gian đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
Về hình thức phiên họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định phiên họp diễn ra trực tiếp hay trực tuyến. Phiên họp trực tiếp là phiên họp truyền thống mặt đối mặt, các thành viên của phiên họp đến cùng một địa điểm, một thời gian để tiến hành phiên họp. Phiên họp trực tuyến là phiên họp thông qua phần mềm, web hội nghị, điện thoại thông qua môi trường Internet nhằm giảm chi phí và thời gian tổ chức so với các phiên họp trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định chương trình và nội dung phiên họp là quyết định về các hoạt động, các nội dung được diễn ra trong cả phiên họp và quá trình, hình thức làm việc đối với các hoạt động, nội dung đó.
Việc triệu tập, tổ chức, nội dung liên quan đến phiên họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, được thực hiện như đối với phiên họp thường kỳ.
Thành viên Ủy ban nhân dân bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và ủy viên ủy ban nhân dân phải tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân. Các thành viên có trách nhiệm tham dự đúng theo triệu tập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trong trường hợp thành viên Ủy ban nhân dân vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải báo cáo cụ thể về thời gian vắng mặt, lý do vắng mặt và được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Điều kiện về số thành viên của Ủy ban nhân dân tham dự: Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự. Ví dụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên thì ít nhất phải có ít nhất từ 6 đến 7 thành viên tham dự thì phiên họp mới được tiến hành.
Văn phòng Ủy ban nhân dân là cơ quan chuyên môn, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân. Các nội dung, đề án trình ra tại phiên họp luôn được Văn phòng Ủy ban nhân dân thẩm tra độc lập. Văn phòng Ủy ban nhân dân dự kiến nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự họp và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định. Văn phòng Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi giấy mời, chương trình phiên họp và phối hợp với các cơ quan chủ trì xây dựng đề án để gửi tài liệu cho các thành viên Ủy ban nhân dân, các đại biểu được mời tham dự phiên họp.
Thời hạn gửi giấy mời, chương trình phiên họp chậm nhất là 03 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm họp, Văn phòng Ủy ban nhân dân phải thông báo cho thành viên Ủy ban nhân dân và các đại biểu được mời tham dự phiên họp ít nhất 01 ngày trước ngày phiên họp bắt đầu.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh