Ai được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân và là hình thức hoạt động chủ yếu nhất. Tất cả nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân sẽ được Hội đồng nhân dân biểu quyết và quyết định tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Vậy ai được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Điều 81 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định như sau:

Điều 81. Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa phiên họp.

3. Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.

4. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân.”

Từ quy định trên, khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bao gồm:

1. Khách mời tham dự là đại biểu Hội đồng nhân dân:

Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

Đối với Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính khác: Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại địa phương.

2. Khách mời tham dự không là đại biểu Hội đồng nhân dân:

Người được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân nhưng không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân là thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Các đối tượng này có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.

Những người này được phát biểu ý kiến về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa phiên họp.

3. Khách mời tham dự khi bàn về các vấn đề liên quan:

Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở địa phương là mối quan hệ phối hợp, đồng thời Hội đồng nhân dân còn là đối tượng chịu sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Khoản 1 Điều 116 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

"Điều 116.

1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.”

Do đó, Hội đồng nhân dân có trách nhiệm mời Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan. Tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghe thông báo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

4. Khách mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân:

Ngoài các đối tượng trên, các đại diện được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân là đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân.

Các đơn vị vũ trang nhân dân được mời tham dự phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân nhằm bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự của cả phiên họp.

Các cơ quan báo chí được mời tham dự phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân để họp báo nhằm tuyên truyền về nội dung và chương trình của kỳ họp Hội đồng nhân dân, đó có thể là thông qua báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn,…

Công dân được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân nhằm tăng tính công khai, minh bạch của kỳ họp và tăng niềm tin của nhân dân vào chính quyền.

Bên cạnh đó, danh sách các khách mời, chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định trên cơ sở xem xét đề nghị của Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra những đối tượng được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư