Biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân biểu quyết và quyết định mọi hoạt động tại các phiên họp Hội đồng nhân dân. Vậy việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Điều 91. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể

1. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác.

2. Hội đồng nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:

a) Biểu quyết công khai;

b) Bỏ phiếu kín.

3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

Biểu quyết là biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình của cá nhân hay tập thể lúc quyết định một vấn đề nào đó bằng cách bỏ phiếu kín hoặc giơ tay hoặc bằng phương tiện điện tử. Những vấn đề trong một tổ chức, tập thể nếu không có sự đồng thuận giữa các thành viên thì biểu quyết là phương pháp có hiệu quả.

Biểu quyết là cách chấm dứt việc thảo luận để đi đến kết luận cuối cùng (theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số) về một chủ trương, biện pháp nào đó hay để lựa chọn người đại diện vào cơ quan lãnh đạo của nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Biểu quyết được sử dụng rộng rãi ở nhiều tập thể, cơ quan, tổ chức thể hiện tính dân chủ, bình đẳng của tập thể, cơ quan, tổ chức đó. Thông thường vấn đề được quyết định theo ý kiến của đa số (trên 50% số thành viên biểu quyết tán thành). Cũng có những trường hợp đặc biệt phải được tỉ lệ đa số tuyệt đối (trên 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành) thì quyết định mới có giá trị.

Trong một xã hội dân chủ, quyền biểu quyết được sử dụng rất rộng rãi. Quyền biểu quyết chính là phương thức thể hiện ý chí chính trị của một cá nhân đối với những quyết định mang tính tập thể.

Theo quy định trên, ta thấy việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân phải đảm bảo những quy định sau đây:

1. Hình thức quyết định các vấn đề của Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

2. Thời điểm biểu quyết:

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân.

3. Nguyên tắc biểu quyết:

Các đại biểu Hội đồng nhân dân phải tự mình biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác.

4. Hình thức biểu quyết:

Hội đồng nhân dân có hai hình thức biểu quyết sau đây:

4.1. Biểu quyết công khai:

Biểu quyết công khai là phương pháp biểu quyết trong đó lựa chọn của cử tri trong phiên họp toàn thể Hội đồng nhân dân được giơ tay công khai. Đây là phương phương pháp đảm bảo tính công khai, biết cử tri nào biểu quyết cho vấn đề nào.

4.2. Bỏ phiếu kín:

Bỏ phiếu kín là phương pháp biểu quyết trong đó lựa chọn của cử tri trong phiên họp toàn thể Hội đồng nhân dân được giữ bí mật (vô danh). Đây là phương pháp giúp ngăn ngừa các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến cử tri như hăm doạ hay đút lót.

Hình thức bỏ phiếu kín phù hợp với nhiều hệ thống bỏ phiếu khác nhau. Hình thức đơn giản nhất là dùng các mảnh giấy trắng, và cử tri chỉ viết lên đó lựa chọn của mình mà thôi. Cử tri sẽ không cho ai biết sự lựa chọn của mình và bỏ các lá phiếu đó vào trong một hòm được dán kín, hòm này sau đó sẽ được mở ra để kiểm đếm.

5. Điều kiện của biểu quyết:

  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành;
  • Riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về hoạt động biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư