2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước có 02 nhóm quyền hạn chính là thẩm quyền liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại và thẩm quyền liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để thực hiện những quyền hạn của mình, Chủ tịch nước sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Vậy pháp luật hiện hành quy định chủ tịch nước ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được luật sư riêng cho cá nhân tư vấn pháp luật miễn phí một cách Nhanh Chóng, Đầy Đủ và Chính xác nhất.
Căn cứ tại Điều 86 Hiến pháp 2013 quy định:
"Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại."
Cụ thể, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), hệ thống văn bản quy pháp pháp luật bao gồm:
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8.Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định về các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc đặt ra các nguyên tắc trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm bản đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành một cách thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, đáp ứng các nhu cầu luật định cũng như thực tiễn.
Khoản 4 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
[…]
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.”
Theo đó, Chủ tịch nước ban hành 2 loại văn bản quy phạm pháp luật, đó là: lệnh và quyết định.
- Lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Lệnh tổng động viên, lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Quyết định là hình thức văn bản của Chủ tịch nước, bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quyết định được dùng để ban hành các biện pháp, thể chế, các quy định cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Xem thêm: Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Điều 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định:
“Điều 17. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:
1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.
2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.”
Theo đó, Khoản 11 Điều 2 Luật quốc phòng năm 2018 quy định tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược. Ví dụ, căn cứ vào quyết định ngày 05 tháng 03 năm 1979 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra Lệnh số 29-LCT ngày 05/03/1979 công bố lệnh tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.
Khoản 12 Điều 2 Luật quốc phòng năm 2018 quy định động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Ví dụ, tháng 7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh động viên cục bộ, động viên một bộ phận sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ dự bị tham gia quân đội để tăng cường lực lượng quốc phòng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Theo Điều 81 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì trình tự xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được thực hiện như sau:
- Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo lệnh.
- Chủ tịch nước có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thảo luận về những vấn đề quan trọng của dự thảo lệnh của Chủ tịch nước.
- Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo lệnh phải bảo đảm thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh và báo cáo Chủ tịch nước.
- Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn quy định liên quan đến quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước. Trường hợp có thắc mắc, hãy Liên Hệ Ngay Công ty Luật Hoàng Anh để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ cần thiết theo nhu cầu.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh