Giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó. Vậy việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Điều 77. Giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

1. Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Trình tự, thủ tục xem xét việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này.

2. Khi quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chính trên cơ sở địa giới hành chính, dân cư của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được giải thể.

Hồ sơ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ trình về giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
  • Đề án giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
  • Báo cáo đánh giá tác động của việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
  • Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
  • Dự thảo nghị quyết giải thể đơn vị hành chính;
  • Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật hoặc Ủy ban lâm thời về giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Chính phủ trình Quốc hội giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và dự thảo nghị quyết. Ủy ban pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập có trách nhiệm trình Quốc hội về báo cáo thẩm tra. Sau đó, Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội. Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà đại biểu Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban pháp luật của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Cuối cùng, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại nhiều kỳ họp Quốc hội thì áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra những quy định về trình tự, thủ tục quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư