2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và theo đặc điểm của nông thôn, đô thị. Vậy khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào? Sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.
Theo Khoản 2 Điều 89 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong nhiệm kỳ, khi Hội đồng nhân dân thiếu trên một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ thì Hội đồng nhân dân tiến hành bầu bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc bầu bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng.
Ví dụ, theo quy định, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được bầu 105 đại biểu. Trong nhiệm kỳ, nếu số đại biểu Hội đồng nhân dân không đủ 70 đại biểu có thể vì những lý do như từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Hội đồng nhân dân sẽ bầu bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân khi thời gian của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng.
Trường hợp Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Hội đồng nhân dân không bầu bổ sung mà chỉ thảo luận và quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Khi không bầu bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân; triệu tập và chủ tọa hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn và ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương;
- Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo với hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Giữ mối liên hệ, đôn đốc và tạo điều kiện để các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động;
- Triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình như quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; tổ chức thực hiện ngân sách huyện, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật,…
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh