Hội đồng nhân dân thị trấn là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:41 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Vậy Hội đồng nhân dân thị trấn là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn là gì? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này. 

1.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn:

Điều 67 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019) quy định cơ cấu tổ chưc của Hội đồng nhân dân thị trấn như sau: 

Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn

1. Hội đồng nhân dân thị trấn gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị trấn bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân thị trấn thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêm nhiệm.

Đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không chỉ hoạt động hạn chế trong các kỳ họp mà còn có nhiệm vụ và quyền hạn với tư cách là đại biểu của nhân dân địa phương. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn do cử tri ở xã bầu ra. Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

  • Thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu;
  • Thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu;
  • Thị trấn xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu;
  • Thị trấn không thuộc các trường hợp trên có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn do Hội đồng nhân dân phường bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn.

Các ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các ban được Hội đồng nhân dân thành lập theo nhu cầu công tác. Hội đồng nhân dân thị trấn thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định là xuất phát từ vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan chính quyền nhà nước trong hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn theo phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương.

Điều 68 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn như sau: 

Trong lĩnh vực pháp luật:

Trong lĩnh vực pháp luật, Hội đồng nhân dân thị trấn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn.
  • Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.

Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền:

Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, Hội đồng nhân dân thi trấn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân thị trấn.
  • Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thị trấn bầu.
  • Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội:

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, Hội đồng nhân dân thị trấn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của thị trấn trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. 
  • Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn.
  • Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trong lĩnh vực giám sát:

Trong lĩnh vực giám sát, Hội đồng nhân dân thị trấn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn;
  • Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;
  • Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường. 

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư