2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ gồm những tài liệu nào? Việc kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Quyết định là hình thức văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quyết định được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Quyết định là văn bản áp dụng pháp luật thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của mình. Theo pháp luật, quyết định là hình thức văn bản của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Dự thảo quyết định là bản thảo về một nghị định do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy pham pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.
Điều 99 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ gồm những tài liệu sau đây:
- Tờ trình về dự thảo quyết định.
- Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định.
- Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định.
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tài liệu khác (nếu có).
Trong đó, tờ trình về dự thảo quyết định; dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định; báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Điều 100 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Việc xử lý hồ sơ dự thảo quyết định tại Văn phòng Chính phủ được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 34/201/NĐ-CP như sau:
- Văn phòng Chính phủ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo. Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo không đầy đủ, chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày Văn phòng Chính phủ nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp giữa các cơ quan có liên quan. Chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày cuộc họp được tổ chức, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.
Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về dự thảo quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định.
Thủ tướng Chính phủ có quyền xem xét, ký ban hành quyết định.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về việc kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh