Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày về lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

1. Căn cứ pháp lý:

Điều 43 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:

Điều 43. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

1. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được Chính phủ thông qua.

2. Chính phủ xem xét, thảo luận đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:

a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

c) Chính phủ thảo luận;

d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.”

2. Nội dung lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh:

2.1. Thẩm quyền lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh:

Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được Chính phủ thông qua.

2.2. Thủ tục lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh:

Tùy theo đề nghị được lập bởi Chính phủ, ủy ban nhân dân hay bởi các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà thủ tục được tiến hành có sự khác nhau.

Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, thủ tục đề nghị được tiến hành như sau:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ , các sở, ban, ngành ở địa phương lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;

- Cơ quan lập đề nghị đánh giá tác động và lấy ý kiến đóng góp cho đề nghị;

- Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp để tiến hành thẩm định chính sách trong đề nghị;

- Cơ quan lập đề nghị tiếp thu, chỉnh sửa và lập báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định chính sách;

- Trình Chính phủ, Ủy ban nhân dân xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;

- Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, Ủy ban pháp lệnh tập hợp và chủ trì thẩm tra.

- Lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

- Xem xét, thông qua đề nghị dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

2.3. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được chỉnh lý theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được Chính phủ thông qua để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

2.4. Trách nhiệm lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh:

Theo Điều 20 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trên cơ sở đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ đã được Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Việc lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải bảo đảm:

- Điều kiện soạn thảo và điều kiện thi hành văn bản;

- Tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

- Tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật;

- Thứ tự ưu tiên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các đề nghị trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình Chính phủ.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư