2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
Khoản 1 Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân như sau:
“1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.”
Chủ tịch Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền chỉ đạo các công việc sau đây:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền trực tiếp hoặc phân công nhiệm vụ các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp mình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Trong trường hợp vắng mặt hoặc do yêu cầu của nhiệm vụ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền cho Phó Chủ tịch thay mặt mình lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân và xử lý công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền ký các loại văn bản sau:
Khoản 2 Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân như sau:
“2. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.”
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong những cong việc sau đây:
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động giám sát, thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền chỉ đạo, theo dõi tình hình, kết quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; chuẩn bị các nội dung báo cáo công tác định kỳ, đột xuất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; công tác bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức để Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Thường trực Hội đồng nhân dân giao.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân điều hành hoạt động thường xuyên của bộ máy chuyên trách của Hội đồng nhân dân. Chỉ đạo chung hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Chủ trì các phiên họp giao ban trong nội bộ cơ quan và các cuộc họp với báo chí.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền ký các văn bản sau:
Khoản 3 Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân như sau:
“3. Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.”
Theo quy định trên, các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham gia chuẩn bị các nội dung, chương trình phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban và thực hiện nhiệm vụ do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công, theo sự phân công, phối hợp, điều hành của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tiếp công dân theo sự phân công của lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, kiến nghị sau giám sát thuộc lĩnh vực của Ban và địa bàn được phân công phụ trách; trực tiếp theo dõi kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc nội dung lĩnh vực Ban phụ trách.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh