2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Vậy phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân như thế nào? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Điều 123 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
“Điều 123. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân
1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.
Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.
2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.”
Theo quy định trên, Ủy viên Ủy ban nhân dân giải quyết công việc theo phạm vi và trách nhiệm như sau:
Ủy viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện các lĩnh vực cụ thể được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết các đề nghị của đơn vị, cá nhân thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ủy viên Ủy ban nhân dân phải dành thời gian thoả đáng để tham gia, phối hợp giải quyết công việc của tập thể Ủy ban nhân dân, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân uỷ quyền và báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy viên Ủy ban nhân dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện công việc được phân công trước Chủ tịch và Ủy ban nhân dân. Ủy viên Ủy ban nhân dân là thành viên của Ủy ban có trách nhiệm biểu quyết về các vấn đề của Ủy ban, do đó phải chịu trách nhiệm tập thể cùng với các thành viên của Ủy ban nhân dân về các quyết định và hoạt động của Ủy ban.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Ủy viên Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên. Ủy viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.
Ủy viên Ủy ban nhân dân là thành viên của Ủy ban nhân dân nên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân. Nếu vắng mặt, Ủy viên Ủy ban nhân dân phải báo cáo cho Chủ tịch biết về thời gian và lý do vắng mặt và phải được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy ban nhân dân làm việc tập thể và quyết định theo đa số. Tại phiên họp, Ủy viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân phải chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động và những quyết định chung của Ủy ban nhân dân.
Như vậy, thông qua bài viết trê, Luật Hoàng Anh đã trình bày về nhiệm vụ và trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh