Quy định về bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là cơ quan nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Vậy các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được bầu như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

1. Bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

Khoản 1, Khoản 2 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân như sau:

Thẩm quyền: Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu.

Phạm vi đối tượng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Chủ tịch Hội đồng nhân dân được bầu ra trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Giới thiệu Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Chủ tịch Hội đồng nhân dân bầu ra theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân.

  • Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân được bầu ra theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
  • Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân được bầu ra theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân được bầu ra theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.

2. Bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân:

Khoản 2 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 (sau đây gọi tắt là Luật Tổ chức chính quyền địa phương) quy định về bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân như sau:

Thẩm quyền: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu.

Phạm vi đối tượng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân được bầu ra trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Giới thiệu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân được bầu ra theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

3. Bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

Khoản 3 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền: Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu.

Giới thiệu Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Chủ tịch Ủy ban nhân dân bầu ra theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Phạm vi đối tượng được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

  • Tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân: Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
  • Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân:

Khoản 4 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu.

Giới thiệu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân bầu ra theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Phạm vi đối tượng được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

5. Thời hạn giữ chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

Khoản 5 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về thời hạn giữ chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giữ chức vụ nhiều nhất là hai nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.

6. Thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

Khoản 6 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp:

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
  • Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; 
  • Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.

Thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

  • Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

7. Đối với người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu:

Khi Hội đồng nhân dân tiến hành bầu các chức danh, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu thì:

  • Tại các kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình danh sách cho Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
  • Riêng tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân thì chủ tọa kỳ họp trình danh sách cho Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

8. Thời hạn phê chuẩn kết quả bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân phải gửi kết quả bầu đến cơ quan, người có thẩm quyền để phê chuẩn.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả bầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn. Trong trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư