2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Vậy phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào? Say đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.
Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Thường trực Hội đồng nhân dân mỗi tháng họp một phiên (trường hợp trùng vào thứ 7, chủ nhật hoặc ngày lễ, Tết thì sẽ họp vào ngày làm việc tiếp theo liền kề).
Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Căn cứ lịch công tác và tình hình thực tế, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có thể gửi xin ý kiến các đồng chí thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh bằng văn bản hoặc liên hệ trực tiếp.
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.
Lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân (Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân) hội ý mỗi tháng 2 lần và trước phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân của tháng để thống nhất những nội dung thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc những định hướng, chủ trương, nội dung sẽ báo cáo cho Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp định kỳ và chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền chủ tọa phiên họp.
Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Đại diện Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
Đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân khi bàn về vấn đề có liên quan.
Chủ thể chuẩn bị tài liệu: Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Loại tài liệu: Các dự án, đề án, báo cáo.
Nội dung của tài liệu: Các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp.
Như vậy, thông qua bài viết trê, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh