2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đều là hình thức thể hiện sự tín nhiệm của Hội đồng nhân dân với những chức danh quan trọng trong bộ máy chính quyền ở địa phương, tuy nhiên lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm có nhiều điểm khác nhau. Sau đây, hãy cùng chúng tôi đi phân biệt hai hoạt động này.
1. Giống nhau:
1.1. Mục đích:
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.
1.2. Nguyên tắc:
1.3. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm:
2. Khác nhau:
Nội dung |
Lấy phiếu tín nhiệm |
Bỏ phiếu tín nhiệm |
Căn cứ pháp lý |
Điều 88 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019). |
Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. |
Khái niệm |
Lấy phiếu tín nhiệm là việc Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. |
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm. |
Đối tượng áp dụng |
Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: - Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân. |
Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. |
Thời điểm tổ chức |
Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. |
Hội đồng nhân dân bỏ phiếu trong các trường hợp sau đây: - Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; - Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; - Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. |
Trình tự thực hiện |
Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây: - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm; - Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. |
Việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây: - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm; - Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình; - Hội đồng nhân dân thảo luận; - Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. |
Hạng tín nhiệm |
- Tín nhiệm cao; - Tín nhiệm; - Tín nhiệm thấp. |
- Tín nhiệm; - Không tín nhiệm. |
Hệ quả |
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. |
Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó. |
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh