Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày về thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh

1. Căn cứ pháp lý:

Điều 47 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:

Điều 47. Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh

1. Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.

2. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách, gửi văn bản thẩm tra đến Ủy ban pháp luật và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của Ủy ban pháp luật.

3. Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh; sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.”

2. Nội dung về thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh:

2.1. Khái niệm thẩm tra:

Theo Từ điển Luật học, thẩm tra là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật hoặc một ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan thẩm tra xem xét cả về hình thức và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp của chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung; phạm vi và tính khả thi của dự án.

2.2. Vai trò của hoạt động thẩm tra:

Thanh tra là giai đoạn quan trọng trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm tra là khâu cuối cùng trước khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được trình lên cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định ban hành văn bản.

Hoạt động thẩm tra là căn cứ để đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo chất lượng của văn bản. Thông qua kết qỉa của hoạt động thẩm tra, các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản sẽ có thêm cơ sở để xem xét và quyết định thông qua, ban hành văn bản.

Với cơ quan soạn thảo, thẩm tra có vai trò kiểm định lại kết quả làm việc, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan này. Những tham vấn trong các báo cáo thẩm tra được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, kịp thời sửa đổi đã mang lại chất lượng cao hơn cho dự thảo.

Thẩm tra là cơ chế đảm bảo, nâng cao sự phối hợp và giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đối với chủ thể ban hành, việc thẩm tra sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc xem xét và thông qua dự thảo văn bản.

2.3. Thẩm quyền thẩm tra:

Theo quy định trên, chủ thể tiến hành thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh là Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội. Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách, gửi văn bản thẩm tra đến Ủy ban pháp luật và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của Ủy ban pháp luật. Trong đó, Ủy ban Pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, chính sách của văn bản, thứ tự ưu tiên trình dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.

2.4. Nội dung thẩm tra:

Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh; sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư