Trách nhiệm của Ủy ban pháp luật với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của Ủy ban pháp luật với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

Căn cứ quy định về Ủy ban pháp luật:

Ủy ban pháp luật là cơ quan của Quốc hội, thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung của dự thảo sửa đổi Luật, Hiến pháp, pháp lệnh của Quốc hội. Điều 70 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban pháp luật như sau:

"Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

2. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thẩm tra kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc của đại biểu Quốc hội về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp."

Quy định về tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật:

Tính hợp hiến được hiểu là mọi văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, các nội dung quy định trong văn bản quy phạm pháp luật không được trái với các quy định cụ thể của Hiến pháp. Điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 như sau:

Điều 119.

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

Tính hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật có nghĩa là các văn bản quy phạm pháp luật cần phải bảo đảm tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Ở địa phương, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan và người có thẩm quyền ở trung ương như luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,… và các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp trên. Nếu là văn bản của Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật:

Điều 68 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật như sau:

Ủy ban pháp luật có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật.

Ủy ban pháp luật tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.

Nội dung thẩm tra của Ủy ban pháp luật để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật bao gồm:

- Sự phù hợp của quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với quy định của Hiến pháp; sự phù hợp của quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

- Sự thống nhất về nội dung giữa quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với luật, nghị quyết của Quốc hội; giữa quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giữa các quy định trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; sự thống nhất về kỹ thuật văn bản.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư