2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định. Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân các cấp.
Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết là cơ quan dẫn dắt, điều khiển, chịu trách nhiệm chính về việc sắp đặt, viết sơ lược, sửa đổi và hoàn thiện nghị định. Vậy cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết có những trách nhiệm và nhiệm vụ gì?
Theo Điều 118 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết; nếu chấp thuận thì phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết và quyết định thời hạn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dự thảo nghị quyết; cơ quan, tổ chức trình phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo dự thảo nghị quyết.
Điều 25 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật.
- Bảo đảm sự tham gia của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến.
- Chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh.
Điều 119 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được bổ sung bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết. Đối với nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này thì phải bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật đã giao quy định chi tiết; đối với nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này thì phải bảo đảm thống nhất với các chính sách đã được thông qua.
- Đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo nghị quyết quy định về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và các tài liệu khác; đăng tải các tài liệu này trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về trách nhiệm và nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh