Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:53 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có từ 13 đến 17 thành viên; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Điều 22. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật”

Cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Theo Khoản 1 Điều 105 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.

Lấy ý kiên đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Dự thảo nghị quyết được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

Dự thảo nghị quyết phải gửi để lấy ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo nghị quyết.

Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên.

Dự thảo nghị quyết được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết:

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp để thông qua dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp gần nhất.

Ký ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư