Xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

Việc xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết như thế nào? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết là những văn bản do Chính phủ hoặc cơ quan khác theo luật định trình ra Quốc hội xem xét, thông qua một đạo luật hoặc một bộ luật, một pháp lệnh hoặc trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua một nghị quyết. Đối với các dự án, dự thảo đạt chất lượng, cơ quan ban hành văn bản tiến hành thảo luận, chỉnh lý và thông qua theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án, dự thảo không đạt chất lượng sẽ được tra lại cơ quan soạn thảo để chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện.

Ngày thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội là ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.

Thẩm quyền xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội:

Thủ tục thông qua văn bản được tiến hành theo hai cách, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan ban hành văn bản. Nếu cơ quan ban hành văn bản hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân thì người đứng đầu cơ quan có quyền xem xét và thông qua dự thảo văn bản. Nếu cơ quan ban hành văn bản hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể thì việc xem xét và thông qua dự thảo văn bản được tiến hành theo hình thức thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội xem xét và thông qua theo hình thức thảo luận tập thể và quyết định theo đa số tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội. Trong trường hơp dự án luật lớn, nhiều điều và khoản có tính chất phức tạp thì Quốc hội có thể xem xét và thông qua tại ba kỳ họp.

Trong thời gian chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Thẩm quyền xem xét và thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo hình thức hoạt động tập thể và quyết định theo đa số tại một hoặc hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trong thời gian chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội:

Khoản 1 Điều 64 quy định hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm các tài liệu sau:

- Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;

- Dự thảo văn bản;

- Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;

- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;

- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

- Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).

- Báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo.

Trong đó, tờ trình, dự thảo văn bản và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về việc xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư