2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 371 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự được quy định như sau:
Điều 371. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự
Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của Bộ luật này.”
Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi quyết định giải quyết việc dân sự, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Sau khi xem xét, thụ lý giải quyết việc dân sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự sẽ ra quyết định giải quyết việc dân sự. Quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên Tòa án ra quyết định; Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp; Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết; Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu; Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự; Quyết định của Tòa án; Lệ phí phải nộp. Và quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Và kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết việc dân sự, đương sự trong việc dân sự và Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại nếu có sự sai sót, nhầm lẫn. Theo đó, Điều 371 BLTTDS 2015, quy định về quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án. Quy định này nhằm bảo đảm quyền của con người cũng như các bên có liên quan tới quyết định tới quyết định giải quyết việc dân sự được kháng cáo quyết định của Tòa án nếu sau khi Tòa án ra quyết định mà họ thấy còn có điều chưa nhất trí với quyết định đó. Cụ thể:
- Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo.
+ Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Điều luật cũng quy định quyền kháng nghị của Viện kiểm sát, theo đó Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án nếu xét thấy quyết định của Tòa án có phần chưa thỏa đáng hoặc vi phạm pháp luật TTDS căn cứ theo quy định của pháp luật.
Kháng cáo và kháng nghị được gửi tới Tòa án cấp trên trực tiếp để yêu cầu giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. “Thủ tục phúc thẩm” là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Tuy nhiên, không phải quyết định giải quyết dân sự nào cũng bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu giải quyết phúc thẩm. Theo đó,các quyết định đối với những quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của BLTTDS 2015 thì không bị kháng cáo, kháng nghị. Đó là:
- Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
- Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh