2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Đó chính là biện pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Căn cứ Điều 509 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về người có quyền tố cáo được quy định như sau:
“Điều 509. Người có quyền tố cáo
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018 quy định về Tố cáo như sau: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Theo đó, tại Điều 509 BLTTDS 2015 quy định cụ thể như sau: “Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Cụ thể: chủ thể là cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được quy định cụ thể tại Điều 512 BLTTDS 2015 để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do đó, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Đối tượng bị cá nhân tố cáo là có hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và đặc biệt những người này khi làm nhiệm vụ đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ví dụ: lạm dụng thẩm quyền của mình để xử lý vụ việc dân sự sai sự thật, không thực hiện đúng theo trình tự thủ tục của BLTTDS 2015, là người có quan hệ thân thích với đương sự trong vụ án nhưng vẫn tham gia giải quyết vụ việc dân sự dẫn đến việc xử lý không khách quan, công bằng đối với các chủ thể khác tham gia vào quan hệ vụ việc dân sự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Như vậy, ta thấy Điều luật trên đã mở rộng chủ thể có quyền tố cáo: BLTTDS năm 2015 quy định cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 509). Nếu so BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định cụm từ “công dân có quyền tố cáo…” thì BLTTDS năm 2015 đã mở rộng quyền tự do, dân chủ cho tất cả mọi người kể cả người nước ngoài, người không có quốc tịch cũng có quyền tố cáo. Quy định công dân có quyền tố cáo như luật cũ thì chỉ bó hẹp trong phạm vi là công dân Việt Nam.
Tựu chung lại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được sử dụng để đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo cho một xã hội công bằng bình đẳng của nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh