2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 107 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về bảo quản tài liệu, chứng cứ được quy định như sau:
“Điều 107. Bảo quản tài liệu, chứng cứ
1. Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.
2. Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
4. Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.”
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Tính hợp pháp luôn luôn là một thuộc tính trong số ba thuộc tính của chứng cứ, trên cơ sở đó để xem xét một tài liệu, giấy tờ hoặc các nguồn khác có phải là chứng cứ hay không. Điều 107 quy định về “Bảo quản tài liệu, chứng cứ” hay có nghĩa là đang nói về tính hợp pháp của chứng cứ. Chứng cứ có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau như: Tài liệu, vật chứng; lời khai của đương sự, người làm chứng, kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. Chính vì thế, việc bảo quản chứng cứ là phức tạp. Bên cạnh đó, cũng vì tính chất quan trọng của chứng cứ đối với việc giải quyết vụ việc dân sự mà pháp luật cân quy định cụ thể về trách nhiệm bảo quản chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Théo đó, ba chủ thể có trách nhiệm bảo quản chứng cứ bao gồm Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ chứng cứ và người thứ ba được Thẩm phẩn ra quyết định và lập biên bản giao chứng cứ cho người đó bảo quản.
Về nguyên tắc, các chứng cứ phải được giao nộp cho Tòa án đầy đủ và kịp thời và Tòa án có trách nhiệm bảo quản vật chứng đã được đương sự giao nộp hoặc chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nộp cho Tòa án khi cơ quan này tiến hành thu thập chứng cứ theo thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp chứng cứ đều được giao nộp đến Tòa án một cách kịp thời. Trong trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản chứng cứ.
Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy vì sự toàn vẹn của chứng cứ mà cần thiết phải giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản (ví dụ như các chứng cứ cần được bảo quản trong môi trường sinh hóa đặc biệt chỉ có các cơ quan đó mới có đủ khả năng để bảo quản chứng cứ) thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản cũng được hưởng thù lao và chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.
Điều này cũng quy định về việc nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ. Hủy hoại tài liệu chứng cứ của vụ việc dân sự có thể dẫn đến vi phạm pháp luật về hình sự (Điều 375 BLHS 2015) cụ thể:
“Điều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;
c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;
c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh