Ai phải chịu trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:55 (GMT+7)

Bài viết trình bày về chủ thể phải chịu trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 113 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định như sau:

“Điều 113. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;

c) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

3. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”

Quy định của BLTTDS 2015 về việc chịu trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

Trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, có thể xảy ra thiệt hại cho bên bị áp dụng hay bên thứ ba. Từ đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tạm thời không đúng.

Về nguyên tắc, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho họ.

Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba liên quan thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không theo yêu cầu của người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu. Tức là, cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bất kỳ theo yêu cầu họ nhưng Tòa án lại áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời khác không đúng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gây ra thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp.

- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

Và việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này khi Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì sẽ được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư