2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 123 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về việc cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác được quy định như sau:
“Điều 123. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác
Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài.”
Tài sản đang tranh chấp: (tài sản là đối tượng của tranh chấp) là tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào. Liên quan đến tài sản đang tranh chấp: được hiểu là tài sản đó có mối quan hệ nào đó với tài sản đang tranh chấp giữa các chủ thể.
BLTTDS 2015 quy định rõ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác khi:
Thứ nhất, nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ở thời kỳ thu hoạch.
Theo đó, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tính từ thời điểm thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án cho các bên đương sự, nếu có hoa màu tức chỉ về một nhóm các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá nông sản được trồng trọt, canh tác, thu hoạch để sử dụng, mua bán, mà không phải là các loại cây lương thực, ngũ cốc như các loại trái cây và rau quả, hay các loại nấm; sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức hoặc một ý tưởng và hàng hóa khác tức là các sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.
Và tất cả số hoa màu, sản phẩm, hàng hóa đều đang trong thời kỳ thu hoạch; gặt hái hay có thể hiểu là quá trình gom góp, thu thập, tập trung lại hoa lợi và hoa màu, nông sản của các loại cây trồng sau khi đã đơm hoa kết trái cho những sản phẩm phù hợp với mục đích của người gieo trồng, trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa không thể bảo quản được lâu dài.
Bảo quản: trông coi, giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt. Không thể bảo quản lâu dài là: những sp không thể bảo quản được lâu, nếu để lâu sẽ bị mất giá trị, hao hụt bảo quản tài sản.
Như vậy, có thể kết luận được rằng khi trong quá trình giải quyết vụ án nếu có căn cứ cho thấy hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ở thời kỳ thu hoạch và đều là những sản phẩm không thể bảo quản được lâu dài được thì Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên, thông thường thì biện pháp này được áp dụng trong các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất trên đó có cây ăn quả, hoa màu, sản phẩm, hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 112 BLTTDS 2015, quy định cụ thể như sau:
“Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Theo đó, thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định dựa vào thời điểm có đơn yêu cầu của đương sự. Nếu Tòa án nhận được yêu cầu trước khi mở phiên tòa, thì việc áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác do một Thẩm phán xem xét quyết định. Trường hợp, nếu đơn yêu cầu được đưa tại phiên tòa, thì Hội đồng xét xử xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ngay sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm. Biện pháp bảo đảm được hiểu là: những biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoặc để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng, thực hiện giao dịch. Mục đích chính của các biện pháp bảo đảm là nhằm dự phòng rủi ro cho bên có quyền trong giao dịch dân sự, hạn chế tranh chấp về sau.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh