2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.”
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại Điều 30, cụ thể:
“Điều 30
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Và nguyên tắc này đã được cụ thể hóa tại Điều 25 BLTTDS 2015 và coi đó là một trong những nguyên cơ bản và xuyên suốt của TTDS.
Đầu tiên, ta hiểu thế nào là khiếu nại; tố cáo?
- Khiếu nại trong tố tụng dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đề nghị người có thẩm quyền giải quyết, xem xét lại các quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo, trong tố tụng dân sự là việc công dân báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tiến hành một số hoạt động điều tra mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Đây là một trong những thể hiện sinh động bản chất dân chủ của TTDS, là một trong những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cũng là một trong những hình thức giúp Tòa án và các cơ quan chức năng phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng.
Chính vì vậy mà BLTTDS 2015 đã dành toàn bộ Chương XLI để quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTDS. Là một nguyên tắc cơ bản của TTDS, “bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTDS” quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự. Bộ luật quy định chi tiết cụ thể những định hành vi trong TTDS có thể bị khiếu nại (Điều 499), tố cáo (Điều 509); Về trách nhiệm của người có thẩm giải quyết khiếu nại, tố cáo, để bảo quản quyền khiếu nại, tố cáo. Điều 514 BLTTDS 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật, Điều 515 BLTTDS 2015 quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTDS của Viện kiểm sát. Theo đó, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
Như vậy, nguyên tắc trên là bản chất dân chủ của tố tụng dân sự nước ta, là phương tiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và cũng là một trong những hình thức phát hiện và khắc phục những sai lầm trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh