2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được quy định như sau:
“Điều 115. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ.”
Biện pháp “giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ.
- Người chưa thành niên là: người chưa đủ mười tám tuổi.
- Người mất năng lực hành vi dân sự là: khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Người có khó khăn trong nhận thức, là chủ hành vi là: người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là việc chuyển đứa trẻ, hay cá nhân người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình cho người khác hoặc tổ chức trông nom nuôi dưỡng giáo dục khi cha mẹ chung không đủ điều kiện bình thường để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục hoặc họ không có người giám hộ để chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Biện pháp này thường được Toà án quyết định áp dụng khi giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình như vụ án ly hôn, tước quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên của bố mẹ , theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu; hay khi cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người giám hộ để trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
Việc áp dụng biện pháp này chỉ được thực hiện khi xét thấy có căn cứ và cần thiết, như khi cả cha mẹ họ phải chịu án, bị hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên, hoặc một người bị phạt tù, còn người kia đang trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo, không đủ điều kiện để trở thành người giám hộ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh