2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ. Bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tính mạng tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Theo đó, biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được Tòa án ra quyết định áp dụng khi có đương sự yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cá nhân cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án. Trong một số trường hợp, Tòa án vẫn tự có quyền ra quyết định áp dụng đối với một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đương sự không yêu cầu nhưng Tòa án xét thấy là cần thiết thì Tòa án sẽ có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh xin đề cập tới biện pháp: “Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước”.
“Điều 124. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Phong tỏa được hiểu là bao vây để cô lập, cắt đứt mọi liên hệ, liên lạc với bên ngoài. Phong tỏa tài khoản là khái niệm chỉ số tiền gửi thanh toán bị các tổ chức tài chính có thẩm quyền khóa 1 phần hoặc toàn phần khi phạm phải một số quy định được nhà nước ban hành. Số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa có thể được tính lãi hoặc không được tính lãi tùy theo quy định của từng ngân hàng.Tổ chức tín dụng được hiểu là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân; và kho bạc nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống tài chính nhà nước có chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước với những hoạt động vừa mang tính chất là hoạt động của cơ quan quản lý tài chính nhà nước vừa mang tính chất là hoạt động ngân hàng.
Theo đó, nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ xét thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng,có tài khoản tại tổ chức tín dụng khác, hay tại kho bạc nhà nước thì biện pháp khẩn cấp trên sẽ được áp dụng, ở đây “Nghĩa vụ” có nghĩa là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì Nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Và việc áp dụng biện pháp khẩn cấp phong tỏa phải được áp dụng trong trường hợp cần thiết, cấp bách cần thiết phải giải quyết sớm để đảm bảo cho hai mục đích:
Thứ nhất, việc phong tỏa tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng chính xác.
Thứ hai, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trên đảm bảo cho việc thi hành án là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tiến hành theo thủ tục, trình tự được pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 112 BLTTDS 2015, quy định cụ thể về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp được quy định như sau:
“Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Như thế sẽ cân bằng giữa quyền lợi hợp pháp của bên bị áp dụng. Người thực hiện lệnh phong tỏa tài khoản, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản để bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản” quy định tại Điều 385 BLHS.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luât Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh