2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 110 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về bảo vệ chứng cứ được quy định như sau:
“Điều 110. Bảo vệ chứng cứ
1. Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
2. Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.”
Bảo vệ chứng cứ là việc Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của chứng cứ trước nguy cơ bị biến mất, hao hụt, hư hại hoặc biến dạng của chứng cứ. Bảo vệ chứng cứ hoàn toàn khác với bảo quản chứng cứ. Bảo quản chứng cứ là hoạt động hàng ngày nhằm duy trì tình trạng tồn tại toàn vẹn của chứng cứ, tránh những hư hại do con người gây ra. Trong khi đó bảo vệ chứng cứ lại là những biện pháp đặc biệt và khẩn cấp được áp dụng để tránh những hư hại do sự biến đổi tự thân mang tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính vì thế, các biện pháp bảo vệ chứng cứ cần được áp dụng một cách trực tiếp, kịp thời.
Chứng cứ theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015, có thể được rút ra từ các nguồn khác nhau, trong đó có thể là: tài liệu, giấy tờ, phim ảnh những có thể là các vật thể của thế giới tự nhiên. Các tài liệu, giấy tờ, băng ghi âm, ghi hình đều có thể bị hư hỏng theo thời gian và phụ thuộc rất nhiều đến việc bảo vệ chứng cứ như thế nào. Vì vậy đối với chứng cứ là các loại tài liệu, vật chứng, kết luận giám định, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản khi nhận thấy chứng cứ đang trong tình trạng bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác để bảo vệ chứng cứ.
Đối với những chứng cứ là lời khai của người làm chứng thì việc bảo vệ cần được thực hiện một cách đặc biệt hơn bởi sự tồn tại của chứng cứ cũng đặc biệt vì nó liên quan đến sự an toàn về tính mạng và sự ổn định tâm lý của người làm chứng. Theo đó, nếu người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh