2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một vấn đề quan trọng, được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng với mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong trường hợp cấp bách, khẩn cấp, tránh gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế vụ việc mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng biện pháp nêu trên khi có căn cứ cho rằng việc một bên thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định có thể gây khó khăn đến quá trình giải quyết vụ việc cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Tuy nhiên khi tiến hành thực hiện việc cấm hoặc buộc thực hiện thì phải tuân thủ theo các điều kiện, trình tự thủ tục nhất định tránh việc áp dụng sai gây thiệt hại cho bên bị áp dụng.
Căn cứ Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được quy định như sau:
“Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.”
“Cấm” là việc mà cơ quan có thẩm quyền không cho phép chủ thể thực hiện việc làm gì đó trái với quy định pháp luật. “Buộc” ở đây được hiểu là bắt buộc phải làm, phải tuân thủ theo các quy định. “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” là việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể cấm thực hiện hành vi hoặc buộc phải thực hiện hành vi đó theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 8 Nghị quyết Số: 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS theo đó cụ thể:
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án là trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi cản trở quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc có hành vi khác gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Ví dụ: Khi xem xét, thẩm định tại chỗ, bị đơn là ông B khóa cửa không cho vào thẩm định. Theo yêu cầu của nguyên đơn thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc ông B mở cửa để xem xét, thẩm định tại chỗ.Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà khi xem xét, thẩm định tại chỗ bị đơn không hợp tác, khóa cửa không cho vào thẩm định thì theo yêu cầu của Nguyên đơn Tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc bị đơn mở cửa để xem xét thẩm định tại chỗ. Đây là trường hợp sau khi Nguyên đơn có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ áp dụng.
Thứ hai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết là trường hợp người bị ảnh hưởng không phải là đương sự trong vụ án nhưng việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người đó.
“Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh