2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 140 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như sau:
“Điều 140. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
Khiếu nại là việc đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, họ cho rằng việc ra quyết định là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của quyết định, hành vi đó. Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật đề xuất phương án xử lý liên quan đến việc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Theo quy định tại Điều 140 BLTTDS 2015 quy định cụ thể: “Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
- Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
+ Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Viện kiểm sát: là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Như vậy, việc Tòa án áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng có nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của người bị áp dụng. Ngược lại, nếu yêu cầu của đương sự là chính đáng nhưng lại không được Tòa án chấp nhận hoặc chậm trễ trong việc giải quyết cũng có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của họ không được đảm vệ kịp thời. Do vậy, để áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được tiến hành theo đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể, nhà lập pháp đã trao cho đương sự quyền phản kháng lại các quyết định về áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình không được tôn trọng, Viện kiểm sát nếu phát hiện sai lầm, vi phạm trong quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án, để bảo đảm tính đúng đắn trong việc quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan tới quyết định của Tòa án.
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh