2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về chứng cứ được quy định như sau:
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Để xác định xem yêu cầu của các bên đương sự trong vụ án là có sơ sở hay không, Toà án phải dựa vào chứng cứ. Chứng cứ phải thỏa mãn ba điều kiện sau:
- Là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng;
- Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định;
- Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Trước hết, chứng cứ phải là những gì có thật. Tức là chứng cứ phải có tính khách quan. Chứng cứ phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, đó có thể là cái mà người ta cầm được, nằm được, nhìn thấy được đọc được, có thể chứng cứ tồn tại ở những dạng khác nhau như: các tính tiết, sự kiện được lưu giữ trong trí nhớ của đương sự, nhân chứng; các giao dịch điện tử, thư điện tử nhưng những sự kiện, tình tiết đó phải được thể hiện ra bằng một dạng vật chất nhất định như lời khai của đương sự, nhân chứng giấy tờ của cơ quan kiểm soát, giám sát hoạt động giao dịch điện tử, bản in của các thư điện tử.
Một trong những nguyên tắc để tạo nên tính giá trị của chứng cứ đó là tính hợp pháp của chứng cứ. Tất cả chứng cứ đều phải được thu thập một cách hợp pháp, tuân theo quy định về trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định. Mọi trường hợp sự vật, hiện tượng có dấu hiệu chứng minh một sự thật, nhưng do không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định đều không được coi là chứng cứ. Việc không tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ sẽ làm mất giá trị của chứng cứ.
Cuối cùng, điều cốt lõi của một chứng cứ đó là nó phải được Tòa án sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án, căn cứ để xác định các yêu cầu, phản đối của các bên đương sự có cơ sở và có hợp pháp hay không. Mục đích của việc đưa ra chứng cứ là để chứng minh cho tính hợp pháp của các yêu cầu hay phản bác của mình. Nếu chứng cứ không được Tòa án sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án tức là giá trị chứng cứ không được Tòa án công nhận, trong trường hợp này chứng cứ đã mất đi giá trị chứng minh. Chứng cứ để được Tòa án sử dụng ngoài việc bảo đảm tính khách quan và tính hợp pháp như trên còn phải bảo đảm tính liên quan. Điều này có ý nghĩa rằng chứng cứ phải mang nội dung liên quan đến các yêu cầu hay phản đối của các đương sự trong vụ án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh