Cơ quan nào có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:01 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định như sau:

“Điều 170. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan.”

Quy định về nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

BLTTDS 2015 quy định cụ thể như sau: “Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan.”

 Như vậy, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng là công cụ hữu hiệu giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án giải quyết vụ việc và đưa nội dung văn bản tố tụng vào thi hành được nhanh chóng và đúng đắn. Hơn thế nữa nó còn bảo đảm cung cấp các thông tin cần thiết cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

+ Đương sự: Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Những người tham gia tố tụng khác bao gồm: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương và được Tòa án chấp nhận như: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý; người làm chứng, người phiên dịch; người giám định.

Hiện nay, cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015 và Luật thi hành án dân sự 2008. Tuy nhiên, trong hai văn bản quy phạm pháp luật này không có sự định nghĩa cũng như sự phân biệt áp dụng cụ thể nào giữa các hình thức truyền tải thông tin này.

Về cơ bản có thể phân biệt chúng như sau:

- Cấp văn bản tố tụng là việc cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người tham gia tố tụng; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến giải quyết vụ việc dân sự văn bản tố tụng để họ sử dụng.

- Văn bản tố tụng được các cơ quan tiến hành tố tụng giao và buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải nhận được gọi là tống đạt văn bản tố tụng.

- Cung cấp thông tin cho cá nhân, cơ quan, tổ chức những thông tin liên quan đến họ và họ cần phải biết được gọi là thông báo văn bản tố tụng.

Vậy ai là người có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự? Về nguyên tắc, cơ quan nào ban hành văn  bản tố tụng thì cơ quan đó có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng, cụ thể là Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án. Nhưng các cơ quan này không được thực hiện nghĩa vụ một cách tùy tiện mà phải tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn do Bộ luật TTDS quy định. Theo đó:

+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Cơ quan thi hành án dân sự là Cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án gồm có cơ quan thi hành án cấp tỉnh, quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong cơ quan thi hành án dân sự có chấp hành viên trưởng, các chấp hành viên và các cán bộ làm công tác thi hành án. Đứng đầu cơ quan thi hành án có thủ trưởng cơ quan thi hành án. Ngoài các cơ quan thi hành án nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng tham gia thi hành án dân sự đối với những vụ việc được thi hành án cấp huyện giao.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư