Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm khi nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm được quy định như sau:

“Điều 300. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm

1. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

2. Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.”

Quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm.

Thỏa thuận là hai hay nhiều bên đồng ý về những vấn đề gì đó có quan hệ đến các bên sau khi đã bàn bạc, trao đổi.

Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo đó, sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự vừa là quyền tự định đoạt của đương sự, vừa là thủ tục và cũng là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, hòa giải được thực hiện đối với mọi vụ án dân sự và ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm từ khi thụ lý vụ án cho đến khi Hội đồng xét xử phúc thẩm  bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa  phúc thẩm, trừ trường hợp vụ án dân sự Bộ luật quy định không tiến hành hòa giải được (như bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, đương sự không thể hòa giải được vì có lý do chính đáng) và trừ trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải (yêu cầu bồi thường thiệt hại đến tài sản của nhà nước, những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội)

Hòa giải là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự về việc giải quyết toản bộ nội dung yêu cầu khởi kiện và tự nguyện chấm dứt tranh chấp bằng con đường tố tụng. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng cụ thể, việc Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự làm phát sinh những hậu quả khác nhau. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án  và thỏa thuận đó là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì HĐXX phúc thẩm ra bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Tòa án phải tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, không dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực bắt buộc các bên đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình. Tại phiên tòa, Thẩm phán chỉ phân tích gợi ý các phương án mà các bên có thể lựa chọn mà không được dùng mệnh lệnh gò ép hoặc buộc các bên phải chấp nhận phương án của mình đưa ra.

Nội dung của thỏa thuận không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong hòa giải, các chủ thể có quyền thỏa thuận với nhau bất cứ những gì mà pháp luật không cấm hoặc không trái với thuần phong mỹ tục. Do đó, khi các bên thương lượng, hòa giải với nhau mà có những nội dung trái pháp luật đạo đức, xã hội thì Thẩm phán có trách nhiệm giải thích cho họ biết, nếu họ vẫn giữ ý kiến của mình thì Tòa án không công nhận sự thỏa thuận đó.

Vì nội dung thỏa thuận là do các bên tự nguyện, tự hòa giải với nhau nên quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật và cung không bị kháng nghị, kháng cáo. Quyết định này chỉ có thể bị kháng nghị nếu có căn cứ cho rằng thỏa thuận đó là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Và các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật. “Án phí” trong tố tụng dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bù đắp một phần chi phí tố tụng mà Nhà nước phải bỏ ra để giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự và được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án.

Tại Điều 19 nghị quyết Số: 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “ Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm, cụ thể:

“Điều 19. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm quy định tại Điều 270 của BLTTDS

1. Trường hợp trước khi mở phiên toà phúc thẩm, các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và các đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của họ, thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Văn bản này được coi như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay không và xem xét thỏa thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận này phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Nếu xét thấy thoả thuận của các đương sự là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

3. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng xét xử cần hướng dẫn cho các đương sự thoả thuận về trách nhiệm chịu án phí sơ thẩm; nếu họ không thoả thuận được, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định theo quy định của pháp luật về án phí.”

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư