2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về đánh giá chứng cứ được quy định như sau:
“Điều 108. Đánh giá chứng cứ
1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
2. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.”
Đánh giá chứng cứ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh. Đánh giá chứng cứ là một quá trình logic nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ, mối liên hệ của chứng cứ này với chứng cứ khác.
Đánh giá chứng cứ là hoạt động chỉ được tiến hành duy nhất bởi Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tài phán trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài Tòa án, mọi cơ quan, tổ chức cá nhân khác không có thẩm quyền đánh giá chứng cứ. Đương sự chỉ được kiến nghị với Tòa án về hướng xem xét, đánh giá chứng cứ. Người giám định, tổ chức thẩm định giá, người làm chứng trong quyết định giám định, quyết định thẩm định tài sản, lời khai của mình chỉ có thể nêu lên quan điểm về mặt chuyên môn, khoa học, kỹ thuật hoặc những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, biết được mà không có quyền đánh giá chứng cứ.
Về nguyên tắc, mọi chứng cứ đều phải được đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Tính khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác đòi hỏi sự công tâm của người tiến hành đánh giá chứng cứ, mọi chứng cứ đều phải được xem xét một cách thỏa đáng, việc xem xét, đánh giá chứng cứ cần được tiến hành trên mọi khía cạnh giả thuyết, đồng thời phải bảo đảm tính logic và khoa học. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc đánh giá chứng cứ phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ của người có thẩm quyền đánh giá chứng cứ mà cụ thể đây là Thẩm phán được phân công phụ trách vụ án hay Hội đồng xét xử trong phiên tòa.
Nội dung của đánh giá chứng cứ đó là việc xem xét giá trị pháp lý của từng chứng cứ và mối liên quan giữa các chứng cứ với nhau. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong đánh giá chứng cứ sẽ làm cho kết quả giải quyết vụ án thay đổi rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án. Chính vì thế, hoạt động đánh giá chứng cứ cần được tiến hành một cách cẩn trọng và khoa học. Các chứng cứ cần được xem xét cụ thể, tuần tự từng chứng cứ một. Sợi dây liên hệ giữa các chứng cứ không nên được xem xét một cách cảm tính mà cần được nhận diện một cách logic và khoa học. Chỉ có như vậy, hiệu quả của việc đánh giá chứng cứ nói riêng và hiệu quả giải quyết vụ việc nói chung mới được đảm bảo.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh