2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 417 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được quy định như sau:
“Điều 417. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.”
Hòa giải là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa.Thông thường, việc hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hòa giải thường được thông qua bên thứ ba (gọi là bên hòa giải).
Theo đó, căn cứ Điều 416 BLTTDS 2015 thì chỉ những kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân và các vụ việc xảy ra đó do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải mới được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận. Việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án sẽ góp phần làm tăng giá trị pháp lý cả việc hòa giải, khuyến khích việc giải quyết tranh chấp dân sự thông qua hòa giải nhưng thực tiễn công tác hòa giải ngoài Tòa án còn nhiều thiếu sót, bất cập nên để bảo đảm kết quả hòa giải là hợp pháp thì Điều 417 BLTTDS 2015 quy định chặt chẽ điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Theo đó, việc hòa giải thành ngoài Tòa án phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể, nội dung hòa giải cụ thể như sau:
Thứ nhất, Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tương tự như những quan hệ pháp luật khác, để có thể tham gia vào việc thỏa thuận hòa giải thì điều kiện tiên quyết là các bên tham gia phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì các bên mới có đủ khả năng thể hiện ý chí của mình một cách chính xác và đầy đủ nhất. Do vậy, pháp luật tố tụng quy định kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án chỉ có thể được công nhận khi và chỉ khi kết quả đó do những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tham gia thỏa thuận.
Thứ hai, các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý. Điều kiện này rất hợp lý bởi lẽ quan hệ dân sự là những mối quan hệ được hình thành dựa trên sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí giữa các bên đương sự. Do vậy, khi phát sinh tranh chấp các bên trong quan hệ đó có quyền tham gia thỏa thuận hòa giải để giải quyết. Trong trường hợp thỏa thuận hòa giải thành thì các bên tham gia thỏa thuận có nghĩa vụ tuân thủ những nội dung mà mình đã cam kết. Chính vì vậy mà người tham gia thỏa thuận hòa giải phải là người có quyền và nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Nếu việc thỏa thuận liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người thứ ba thì cần phải có sự đồng ý của người sau cùng này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nội dung thỏa thuận.
Thứ ba, một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận. Theo quy định hiện nay, việc Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thực hiện theo thủ tục việc dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng dân sự do đó Tòa án không đương nhiên xem xét, công nhận. Nói cách khác, Tòa án chỉ thực hiện việc xem xét, công nhận khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên đã tham gia thỏa thuận hòa giải.
Thứ tư, Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba. Có thể thấy nguyên tắc cơ bản được thể hiện xuyên suốt trong việc phát sinh, thực hiện, chấm dứt các quan hệ dân sự là bình đẳng, tự do ý chí, tự do thỏa thuận cho nên việc hòa giải giải quyết tranh chấp cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản này. Việc tham gia thỏa thuận hòa giải, nội dung thỏa thuận hòa giải phải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên, không bên nào được quyền đe dọa, cưỡng ép bên nào. Về nguyên tắc, pháp luật dân sự đề cao sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự trong đó có việc thỏa thuận hòa giải giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những nội dung thỏa thuận hòa giải vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba thì không được công nhận bởi lẽ nó xâm phạm đến trật tự xã hội, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người khác.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hiện nay thì kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án cần phải thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu trên mới được Tòa án ra quyết định công nhận. Việc không thỏa mãn một hay một số điều kiện sẽ dẫn đến kết quả không được Tòa án công nhận. Có thể thấy pháp luật tố tụng hiện nay quy định cụ thể các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế việc yêu cầu tràn lan gây quá tải cho hoạt động của Tòa án. Đồng thời, quy định này cũng là căn cứ giúp cho Tòa án xem xét, quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án theo thủ tục việc dân sự.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh