Đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án bao gồm những nội dung gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:35 (GMT+7)

Bài viết trình bày về đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 418 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được quy định như sau:

“Điều 418. Đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

1. Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành.

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;

b) Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;

c) Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.

2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Quy định về đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

Hòa giải là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa.Thông thường, việc hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hòa giải thường được thông qua bên thứ ba (gọi là bên hòa giải).

Theo quy định của BLTTDS 2015 quy định: những kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải mới được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận và bên cạnh việc giới hạn những kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được xem xét công nhận theo thủ tục việc dân sự đã được trình bày ở trên, BLTTDS 2015 còn quy định cụ thể điều kiện để những kết quả này được Tòa án công nhận. Quy định này nhằm tạo cơ sở cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và Tòa án thực hiện thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Theo đó, để được công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

+ Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

+ Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.

+ Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.

+ Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện thì các cơ quan, tổ chức cá nhân phải làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận về kết quả hòa giải thành đó. Cũng giống như yêu cầu các việc dân sự nói chung thì hình thức yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là bằng văn bản. Tuy nhiên, yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án chỉ là yêu cầu Tòa án xác định việc hòa giải thành giữa các bên là hợp pháp chứ không yêu cầu Tòa án giải quyết về nội dung nên khác với các yêu cầu dân sự khác, trong đơn yêu cầu phải nói rõ nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận. Kèm theo đơn yêu cầu là văn bản về kết quả hòa giải thành. Đây là cơ sở để Tòa án xem xét công nhận kết quả hòa giải thành. Theo đó:

Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn;

+ Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

+ Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;

+ Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.

 Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về chủ thể có quyền yêu cầu, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là một hoặc cả hai bên tham gia thỏa thuận hòa giải. Đây là một trong những điều kiện để Tòa án xem xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án như đã trình bày ở trên.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư