2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 394 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết được quy định như sau:
“Điều 394. Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống.”
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó.
Theo đó, người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
+ Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của BLDS 2015.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Nếu trong trường hợp Tòa án đã công bố và thông báo tìm kiếm nhưng người bị tuyên bố chết không quay trở về thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong quá trình xem xét tài liệu, chứng cứ trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của BLDS.
Nhưng tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trường hợp sau khi ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Tòa án lại nhận được đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết trước đó. Một người bị tuyên bố là đã chết có thể do nhiều lý do khác nhau, có thể do người đó bị mất tích, biệt tích trong chiến tranh, bị thiên tai, thảm họa. Điều luật quy định: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.”
Như vậy, Điều 394 BLTTDS 2015 quy những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết bao gồm:
+ Thứ nhất, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
+ Thứ hai, người có quyền, lợi ích liên quan: là người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nhưng có các quyền, lợi ích liên quan đến việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật dân sự nhất định.
Người yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải gửi đơn yêu cầu với các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS 2015 về đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Theo đó, đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Khi người yêu cầu gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết thì phải gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực người đó còn sống.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh