Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:42 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 508 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự được quy định như sau:

“Điều 508. Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự

Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan.”

Quy định về việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.

+ Người giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.

+ Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật giám định tư pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.

+ Người giám định tư pháp theo vụ việc là người đủ tiêu chuẩn: có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc, được trưng cầu, yêu cầu giám định.

Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân, để giải quyết được đúng đắn, chính xác yêu cầu của đương sự, trong một số trường hợp Tòa án, người tiến hành tố tụng dân sự phải trưng cầu giám định tư pháp và dựa trên kết quả giám định của người có chuyên môn trong lĩnh vực giám định để ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài Tòa án, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định thì đương sự trong vụ án dân sự cũng có quyền yêu cầu giám định.

Luật giám định tư pháp là văn bản pháp lý chuyên ngành điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động giám định tư pháp nên BLTTDS 2015 không quy định cụ thể về giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong TTDS. Điều 508 BLTTDS 2015 chỉ quy định về nguyên tắc việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong TTDS được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan.

Kết luận giám định được BLTTDS 2015 quy định là một trong những nguồn chứng cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Để có nguồn chứng cứ này, cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải trưng cầu giám định. Theo quy định tại Điều 22 Luật giám định tư pháp:

“Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

“d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”

Ngoài ra, kết luận giám định tư pháp cũng được coi là một quyết định phát sinh trong quá trình TTDS, hoạt động giám định tư pháp bao gồm các hành vi giám định tư pháp mặc dù do người giám định thực hiện nhưng cũng phát sinh trong quá trình TTDS nên quyết định, hành vi của người giám định cũng có thể bị khiếu nại khi người khiếu nại cho rằng, quyết định, hành vi của người giám định là không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích của họ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư