2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 487 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án được quy định như sau:
“Điều 487. Giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền phải trả lời trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 04 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.”
Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó.
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án gồm có cơ quan thi hành án cấp tỉnh, quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong cơ quan thi hành án dân sự có chấp hành viên trưởng, các chấp hành viên và các cán bộ làm công tác thi hành án. Đứng đầu cơ quan thi hành án có thủ trưởng cơ quan thi hành án. Ngoài các cơ quan thi hành án nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng tham gia thi hành án dân sự đối với những vụ việc được thi hành án cấp huyện giao.
Và việc trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, nên trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có thể phát hiện ra những điểm chưa rõ, không phù hợp với thực tế hoặc phát hiện ra sai lầm, vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó. Với tư cách là một cơ quan nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn cùng với Tòa án, Viện kiểm sát trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể do pháp luật quy định nên khi phát hiện ra những vấn đề trên cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ, không phù hợp với thực tế hoặc kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án. Quyền này của cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện thông qua hành vi của người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự. Khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ghi nhận “Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành;” hay “Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;”
Theo đó, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ; tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó thì Tòa án có thẩm quyền phải trả lời trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 04 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh