2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 428 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về gửi quyết định của Tòa án về công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định như sau:
“Điều 428. Gửi quyết định của Tòa án về công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Tòa án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua Bộ Tư pháp quyết định của Tòa án cho người được thi hành, người phải thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Bộ luật này.”
Quyết định là hình thức văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Điều luật đặt ra để đảm bảo rằng Tòa án có trách nhiệm chuyển giao quyết định của Tòa án cho người được thi hành, người phải thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài. “Bản án” là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh Nhà nước ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. “Quyết định” là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó. “Phán quyết trọng tài” là Quyết định cuối cùng mang tính chung thẩm của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài về việc giải quyết tranh chấp.
+ Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
+ Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
+ Tống đạt là việc giao văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng như tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án để thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tòa án có 3 cách thức để tống đạt cho người được thi hành, người phải thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc người đại diện hợp pháp của họ bao gồm: chuyển giao trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, “dịch vụ bưu chính” là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử. Hoặc thông qua Bộ Tư pháp quyết định của Tòa án. Trong đó văn bản tống đạt được gửi qua Bộ Tư pháp là cách thức được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài theo pháp luật hiện này cũng còn lỏng lẻo. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối, trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ đương sự, thu lệ phí và có trách nhiệm như là "cầu nối" giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước với cá nhân, tổ chức yêu cầu thi hành án (phần lớn là ở nước ngoài). Tuy vậy, khi các Toà án tiến hành thụ lý đơn cũng như trong quá trình xét xử, có một thực tế là các Toà án hoàn toàn không có thông báo cũng như báo cáo Bộ Tư pháp về các hoạt động của mình, dẫn đến việc Bộ Tư pháp hoàn toàn bị động trước các vấn đề mà cá nhân, tổ chức nước ngoài hỏi hoặc yêu cầu.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh