2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 90. Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
1. Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
2. Trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Sau khi người đại diện chấm dứt tư cách đại diện thì người đại diện đó không được tiếp tục thay mặt đương sự tham gia tố tụng dân sự mà đương sự có thể tự mình sẽ tham gia TTDS hoặc có người khác thay mình tham gia tố tụng dân sự. Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên tức là người đủ 18 tuổi trở lên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự nghĩa là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự khi đó thì họ có thể tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do BLTTDS 2015 quy định. Còn với trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục của BLTTDS quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh