2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 251 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về hỏi nguyên đơn được quy định như sau:
“Điều 251. Hỏi bị đơn
1. Trường hợp có nhiều bị đơn thì phải hỏi riêng từng bị đơn.
2. Chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu, lời trình bày của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Bị đơn có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trả lời thay cho bị đơn và sau đó bị đơn trả lời bổ sung.”
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn khi có yêu cầu của bị đơn và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn; Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Là người bị nguyên đơn khởi kiện để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, chính vì pháp luật cũng quy định bị đơn có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của BLTTDS 2015;
- Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của BLTTDS 2015. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của BLTTDS 2015. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Theo đó, BLTTDS 2015 quy định đối với việc hỏi bị đơn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng chỉ được hỏi bị đơn về về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, chưa cụ thể chi tiết, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu, lời trình bày của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
Và bị đơn có thể tự mình trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn sẽ trả lời thay cho bị đơn và sau đó bị đơn trả lời bổ sung nếu cần thiết phải bổ sung.
Trường hợp có nhiều bị đơn thì phải hỏi riêng từng bị đơn. Quy định này bảo đảm nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể. Bị đơn hay nguyên đơn đểu có quyền và lợi ích bình đẳng như nhau.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh