2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự được quy định như sau:
“Điều 64. Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.”
Phúc thẩm dân sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Việc xét xử phúc thẩm do cấp trên trực tiếp của cấp sơ thẩm xét xử lại.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm thì Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm thì Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ bao gồm gồm 3 thẩm phán trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của BLTTDS 2015, theo đó: “Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành”. Và hội đồng xét xử phúc thẩm không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như ở cấp sơ thẩm. Sở dĩ như vậy bởi cấp xét xử phúc thẩm mang tính chung thẩm có hiệu lực pháp luật ngay. Do vậy, Hội đồng xét xử cần có những người có chuyên môn vững về pháp lý để xét xử một cách chính xác nhất trên cơ sở quy định của pháp luật, góp phần vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự có hiệu quả.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh